Tin mới nhất






Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Trước 1945

         Vùng đất Cốc Pàng được hình thành và phát triển lâu đời trong lịch sử. Thời nhà Lý nhà Trần, vùng đất Cốc Pàng thuộc châu Quảng Nguyên. Thời nhà Lê, nước ta chia thành đạo, dưới đạo là trấn, lộ, huyện, châu; đơn vị hành chính cơ sở là xã. Vùng đất Cốc Pàng thời kỳ này thuộc Tây đạo. Đến thế kỷ XVII, các đạo được đổi thành trấn; sang thế kỷ XVIII lại được đổi thành thừa tuyên; dưới trấn là phủ, huyện, châu, xã. Thế kỷ XIX (vào các năm 1831, 1832), vua Minh Mệnh xóa bỏ các tổng trấn, thành lập đơn vị tỉnh; dưới tỉnh là phủ, huyện, châu và tổng xã. Theo đó, vùng đất Cốc Pàng ngày nay thuộc châu Bảo Lạc, tỉnh Tuyên Quang.
         Năm 1835, sau khi dẹp được cuộc khởi nghĩa do Nông Văn Vân, vua Minh Mệnh bỏ châu Bảo Lạc, chia thành 2 huyện: Huyện Vĩnh Điện (gồm có 2 tổng 11 xã) và huyện Để Định (gồm cố 2 tổng và 9 xã). Châu Bảo Lạc được lập lại, thuộc tỉnh Hà Giang

         Năm 1886, thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng tại Cao Bằng lập ách cai trị bằng quân sự. Ở Bắc Kỳ, thực dân Pháp thành lập 4 đạo quan binh: Đạo quan binh 1 Phả Lại, Đạo quan binh 2 Lạng Sơn, Đạo quan binh 3 Yên Bái, Đạo quan binh 4 Sơn La. Mỗi đạo quan binh được chia thành các tiểu quân khu. Cao Bằng là một Tiểu quân khu thuộc Đạo quan binh 2 Lạng Sơn, thủ phủ đặt tại Cao Bằng địa bàn gồm tỉnh Cao Bằng và huyện Cảm Hóa (tách ra từ phủ Thông Hóa tỉnh Thái Nguyên). Về sau Tiểu quân khu Cao Bằng chuyển thành Đạo quan binh 2 Cao Bằng gồm 3 tiểu quân khu: Cao Bằng Bảo Lạc, Bắc Kạn.

          Những năm 20 của thế kỷ XX, tỉnh Cao Bằng gồm 1 phủ, 8 châu, 33 tổng 230 xã. Châu Bảo Lạc có 2 tổng: Tổng Mông Ân có 5 xã là Lạc Thổ, Mông Ân, Mông Yên, Nam Cao, Quan Quang; tổng Nam Quang gồm 5 xã là Ân Quang Gia Lạc, Yên Đức, Yên Lạc, Yên Lạng. Vùng đất Cốc Pàng ngày nay (cùng với xã Đức Hạnh của huyện Bảo Lâm) thuộc xã Yên Lạng tổng Nam Quang châu Bảo Lạc.

         * Sau 1945
         Cách mạng Tháng Tám thành công xã Yên Lạng đổi tên thành xã Đức Hạnh - tên chiến sĩ hoạt động cách mạng đã hy sinh, quê ở xã Chu Trinh, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Năm1959, xã Đức Hạnh chia tách thành 2 xã: Xã Cốc Pàng và xã Đức Hạnh (nay thuộc huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng). Từ đó nay, địa giới của xã không có sự thay đổi.